
Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường nghiêm trọng ra sao?
-
Người viết: Dược Sĩ Nguyễn Đức Toàn
/
1. Tỷ lệ các bệnh đột quỵ liên quan đến người mắc đái tháo đường
Tỷ lệ các ca bệnh đột quỵ liên quan đến người đái tháo đường ngày càng gia tăng theo thời gian. Mức độ đái tháo đường ở bệnh nhân càng nặng thì khả năng đột quỵ sẽ càng cao. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi và điều trị để hạn chế các hệ lụy mà đột quỵ gây ra.
Hiện nay, số ca mắc tiểu đường và tiểu đường mức độ nặng luôn gia tăng, không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Do đó các ca đột quỵ có liên quan đến bệnh nền về tiểu đường cũng không ngừng tăng theo. Mức độ các ca bệnh cũng ngày càng phức tạp hơn nếu như không phát hiện sớm và người bệnh yếu sức vì tiểu đường.
Nguy cơ đột quỵ từ bệnh lý nền tiểu đường hết sức quan trọng, cần được đưa ra cộng đồng và phổ biến tốt hơn. Điều này giúp cho mọi người có thêm thông tin, biết cách phòng ngừa và sớm can thiệp đúng lúc.
Hiểu về bệnh tiểu đường đúng cách, các mức độ ảnh hưởng ra sao, cần phòng ngừa như thế nào? Điều quan trọng hơn hết đó chính là những tác hại từ căn bệnh này có thể là tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ nghiêm trọng cho người bệnh.
2. Đột quỵ và đái tháo đường có sự liên kết ảnh hưởng như thế nào?
Đái tháo đường là một bệnh có thể gây tổn thương rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thống mạch máu. Nếu bộ phận nào trên cơ thể có mạch máu, bệnh đái tháo đường sẽ tác động và phát hủy các cấu trúc mạch máu đó.
Trên cơ thể bệnh nhân mắc đái tháo đường, hệ thống mạch máu sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này cũng làm cho tổn thương mạch máu trên não cao hơn. Do đó, khả năng người mắc đái tháo đường phải đối mặt với bệnh đột quỵ là rất cao. Cả hai thể loại của đột quỵ là xuất huyết não và nhồi máu não đều gia tăng trên nền tảng người mắc đái tháo đường.
Theo thống kê, bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần người có mức đường huyết bình thường. Nếu như người bệnh kèm theo nhiều yếu tố, bệnh lý khác, nguy cơ đột quỵ sẽ càng gia tăng nhiều hơn nữa.
Chính những điều này đã tạo nên sự liên kết cực kỳ đáng quan tâm từ bệnh nhân đái tháo đường đối với nguy cơ đột quỵ. Vì thế, người bệnh phải lưu tâm điều này, có thông tin và biết cách phòng ngừa cho bản thân. Chúng giúp hạn chế tối đa các nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra do bệnh đái tháo đường.
3. Tình hình bệnh đái tháo đường dẫn đến đột quỵ hiện nay ra sao?
Tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam và trên thế giới đều có những con số đáng báo động. Theo thống kê năm 2015, trên thế giới có khoảng 400 triệu người lớn mắc đái tháo đường. Như vậy cứ 10 người lớn sẽ có 1 người mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong do đái tháo đường vào khoảng 1.5 triệu người.
Tại Việt Nam, thống kê năm 2015 cho thấy có 3.5 triệu người mắc phải đái tháo đường. Trong đó, có đến 65% người bệnh không hề hay biết cơ thể mình mắc phải đái tháo đường cho đến khi có biến chứng.
Những con số trên đây về tình hình bệnh đái tháo đường thật sự rất đáng báo động cả trong nước và trên thế giới. Đái tháo đường hay tiểu đường là một gánh nặng bệnh tật đang dần phát triển ở Việt Nam.
Có 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ công bố năm 2010 dễ nhận biết. Thứ nhất đó là đường huyết lúc đói trên 7mlmol/l. Thứ hai là rối loạn dung nạp đường uống trên 11.1mlmol/l. Thứ ba HbA1c trên 6.5%. Thứ tư là bệnh nhân thử đường huyết bất kỳ trên 11.1mlmol/l và có kèm theo triệu chứng của đái tháo đường.
4. Những triệu chứng và cách xét nghiệm hiệu quả đái tháo đường
Triệu chứng thường gặp của đái tháo đường có thể kể đến như bệnh nhân ăn rất nhiều nhưng lại sụt cân rất nhiều. Tiếp đến là việc bệnh nhân có dấu hiệu khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều.
Ở Việt Nam, việc chẩn đoán đái tháo đường nhanh nhất là xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm này thực hiện nhanh chóng và có thể tiến hành ở bất kỳ cơ sở y tế nào đủ điều kiện.
Kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói trên 7mlmol/l sẽ được chẩn đoán là mắc đái tháo đường. Đối với xét nghiệm này, người thực hiện nên nhịn ăn 8 tiếng qua đêm. Trước khi xét nghiệm có thể uống nước lọc nhưng không nên ăn hay uống thêm bất kỳ thực phẩm gì.
Một số bệnh nhân có biểu hiện đái tháo đường nhưng kết quả xét nghiệm đường huyết lại không cao. Đối với trường hợp này, người bệnh nên đến các cơ sở, bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Từ đó có được kết quả và những đánh giá chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đái tháo đường hiện tại.
5. Đối tượng nào nên quan tâm và sớm tầm soát đái tháo đường?
Trên thực tế, tiêu chuẩn về bệnh đái tháo đường cũng rất phổ biến và nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu né tránh khi biết được kết quả đo đường huyết của bản thân. Dù chỉ số đường huyết có cao, Bác sĩ cảnh báo đái tháo đường nhưng không ít người vẫn còn tâm trạng chủ quan.
Bên cạnh đó, phần lớn người mắc bệnh đái tháo đường dẫn đến đột quỵ thường không chịu tầm soát định kỳ. Họ luôn cho rằng đái tháo đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, vô phương cứu chữa.
Song song đó, mặc cảm về bệnh tiểu đường cũng là ám ảnh của rất nhiều người. Do đó, họ luôn có tâm lý cho qua, mặc kệ bản thân đang có dấu hiệu của đái tháo đường. Điều này rất dễ làm phát sinh và nghiêm trọng là dẫn đến biến chứng như đột quỵ.
Việc tầm soát và sớm phát hiện bệnh đái đáo đường có thể áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Không chỉ riêng về người cao tuổi, người tăng huyết áp mà những người nhỏ tuổi cũng nên quan tâm đến vấn đề này.
Bệnh đột quỵ ở người đái tháo đường được xem là một trong những bệnh lý nền hết sức nguy hiểm. Việc chủ quan, không sớm theo dõi, phòng ngừa có thể mang đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Do đó, tầm soát và sớm phát hiện đái tháo đường là cách hiệu quả để ngăn chặn các nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ ở cả nam giới và nữ giới.
Sản Phẩm True Nutrition
Khuyến mãi mỗi ngày
Viết bình luận