Tập vật lý trị liệu sau đột quỵ - tầm quan trọng đặc biệt

Tập vật lý trị liệu sau đột quỵ - tầm quan trọng đặc biệt

1. Phục hồi chức năng nhờ vật lý trị liệu có tầm ảnh hưởng như thế nào?

Việc phục hồi chức năng sau đột quỵ là vấn đề lớn và hết sức cần thiết trong cộng đồng. Bởi vì chỉ khoảng 30% bệnh nhân sau đột quỵ mới may mắn trở lại cuộc sống bình thường. Còn 70% bệnh nhân còn lại luôn luôn cần đến sự hỗ trợ của vật lý trị liệu để phục hồi chứng năng. 

Phục hồi chức năng này có thể được xem là quá trình trong suốt quãng đời còn lại của người bị đột quỵ. Chứ đâu không phải là việc thực hiện một thời rồi kết thúc. Vì nếu trở lại sinh hoạt bình thường, người mắc đột quỵ cũng phải duy trì thường xuyên tập luyện cơ thể. 

Tình trạng đột quỵ ở Việt Nam sau khi khỏi chưa có sự quan tâm đúng mức về điều này. Cũng như hoàn toàn chưa có kế hoạch tập luyện để phục hồi nhờ vật lý trị liệu đúng cách nhất. 

Thông thường, người bệnh thường rất ám ảnh và sợ hãi vấn đề này. Do đó, người thân không may có người nhà mắc đột quỵ nên lưu ý vấn đề này. Đây là biện pháp hữu dụng sẽ giúp người bệnh phục hồi, cũng như sinh hoạt trở lại cuộc sống bình thường tốt hơn. 

vật lý trị liệu sau đột quỵ

2. Có những biện pháp trị liệu nào giúp khắc phục di chứng sau đột quỵ?

Việc tập luyện vật lý trị liệu sau khi đột quỵ nhằm giúp bệnh nhân phục hồi đều có sự kết hợp giữa đông và tây y. Sau đột quỵ, người bệnh sẽ phải chịu nhiều di chứng. Có thể thấy như di chứng về vận động là liệt, di chứng về tâm thần là mất nhận thức, hay quên,...

Tùy vào cách điều trị mà bệnh nhân lựa chọn, Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp và thuốc hỗ trợ thích hợp. Sẽ tiến hành châm cứu, xoa bóp và dùng thuốc nếu là phương pháp y học cổ truyền. Và tiến hành các bài tập vật ký trị liệu hiện đại nếu là phương pháp y học hiện đại. 

Vật lý trị liệu là phương pháp ứng dụng vận động trị liệu giúp người mắc đột quỵ hồi phục chức năng. Có thể kể đến như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, siêu âm trị liệu,... Bên cạnh đó là ứng dụng các thiết bị tiên tiến như máy xung kích, lazer,... tất cả đều hướng người bệnh đến mục đích phục hồi chức năng. 

Sau khi đột quỵ, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Nếu không điều trị trong thời gian đầu, cơ tay chân sẽ mềm và sau đó chuyển qua cứng. Tình trạng dễ bắt gặp nhất là tay co và chân duỗi. Phần cổ gáy sẽ quay về bên liệt và phần cơ mặt sẽ quay về bên lành. 

Trong điều trị phục hồi, nhiều người chỉ chú ý đến vùng tay chân. Nhưng thực chất cần có sự phục hồi cho lưng, cổ và cả cơ mặt của người bệnh. 

 

3. Nên áp dụng phương pháp điều trị trị liệu cho người bệnh ra sao?

Trên thực tế, phần lớn bệnh nhân sau khi cấp cứu đột quỵ nếu không quan tâm đến vấn đề phục hồi thì kết quả sẽ không như mong đợi. Điều này dễ thấy ở việc bệnh nhân phục hồi rất chậm và tỉ lệ thành công tự phục hồi là rất thấp. Nếu chỉ cấp cứu lúc nguy kịch và quên đi giai đoạn kiên trì sau phục hồi sẽ khiến cho người bệnh bỏ công vô ích. 

Sẽ có nhiều phương pháp và nhiều mô hình khác nhau trong việc điều trị và phục hồi đối với bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, chỉ những mô hình quan tâm, chăm lo đến tập liệu phục hồi, khích lệ tinh thần cho người bệnh mới mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Thậm chí, sự động viên, cổ vũ tinh thần người bệnh đột quỵ trong quá trình phục hồi còn quan trọng hơn rất nhiều so với điều trị. Nói chung đó là cần hướng người bệnh đến sự lạc quan, kiên trì và nhẫn nại theo đuổi việc tập luyện phục hồi. 

vật lý trị liệu sau đột quỵ

4. Nhưng giai đoạn và hiệu quả điều trị kịp thời đối với vật lý trị liệu

Từ sau 24 giờ đến 3 tháng cấp cứu được xem là giai đoạn phục hồi sớm của bệnh đột quỵ. Giai đoạn này sẽ phục hồi rất tốt nếu được Bác sĩ khám, đánh giá và đưa ra các bài tập trị liệu hỗ trợ kịp thời. 

Thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng được xem là giai đoạn phục hồi muộn hơn trong đột quỵ. Nếu sau thời gian 6 tháng được xem là phục hồi muộn hay mãn tính. Do đó hiệu quả tập vật lý trị liệu sẽ kém hiệu quả và phải mất nhiều thời gian hơn. Chính vì thế nên người bệnh và gia đình cần lưu ý vấn đề này. 

Nhờ vào các máy móc, thiết bị hiện đại, việc áp dụng vật lý trị liệu đối với người phục hồi đột quỵ hiện nay đạt hiệu quả khá tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên, người có kinh nghiệm trong vấn đề này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm. Họ không còn mặc cảm, tự ti mà có thể tự tin giúp bản thân sớm hồi phục, lấy lại cuộc sống như ban đầu. 

Ngoài ra, một lưu ý đặc biệt trong vật lý trị liệu của Việt Nam đó chính là kết hợp Đông y như xoa bóp, massage, bấm huyệt,... Các phương pháp này cùng với thiết bị hiện đại Tây y sẽ giúp cải thiện hữu hiệu những tình trạng của người đột quỵ. Đồng thời giúp họ sớm hồi phục và hòa mình vào cuộc sống bình thường.

 

5. Phương pháp xoa bóp và bấm huyệt mang lại hiệu quả như thế nào?

vật lý trị liệu sau đột quỵ

Tình trạng sau đột quỵ của hầu hết bệnh nhân là tay co chân duỗi. Do đó, xoa bóp và bấm huyệt là hai phương pháp rất tốt giúp điều trị hiệu quả tình trạng này. 

Xoa bấm và bấm huyệt giúp làm mềm các cơ cứng trên cơ thể người bệnh. Sau khi cơ mềm sẽ tiến hành tập vật lý vận động tốt hơn, giúp tay duỗi, chân co. Khắc phục tình trạng tay co chân duỗi do đột quỵ gây nên. 

Sẽ có nhiều bài tập vật lý khác nhau áp dụng thích hợp cho từng trường hợp người bệnh. Khi kết thúc 1 quá trình tập, vật liệu viên sẽ xoa bóp kết hợp bấm huyệt giúp cho bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn, nhẹ nhàng hơn. 

Đây là một trong những biện pháp Đông y được khuyến khích kết hợp trong các bài tập vật lý trị liệu đột quỵ Tây y. Chúng giúp hỗ trợ và mang đến cho người bệnh hiệu quả tập luyện cao hơn, tốt hơn. 

 

Cấp cứu kịp thời đối với bệnh nhân đột quỵ là cách để cứu chữa mạng sống ngay tức thời. Tuy nhiên sau đó, người bệnh cần lưu ý đến quá trình phục hồi nếu muốn đạt hiệu quả tối ưu nhất. Có thể kết hợp cả Đông và Tây y khi tập vật vững tinh thần, sự lạc quan và kiên trì để giúp bản thân sớm hồi phục, trở lại cuộc sống bình thường.