Chọn lựa thời điểm bắt đầu ăn dặm cho trẻ nhỏ như thế nào hợp lý?
-
Người viết: Dược Sĩ Nguyễn Đức Toàn
/
1. Bắt đầu ăn dặm ở trẻ nhỏ - vấn đề khó hay dễ?
Ăn dặm đối với trẻ là một vấn đề mà hầu hết các bậc phụ huynh đều dành sự quan tâm đặc biệt. Làm thế nào để trẻ ăn tốt và thực hành tập ăn dặm cho trẻ nhỏ là dễ hay khó?
Theo chia sẻ từ chuyên gia, vấn đề này cực kỳ dễ nhưng cũng cực kỳ khó. Nó trở nên dễ khi phụ huynh biết đúng kiến thức khoa học, biết đúng lộ trình, đi đúng hướng, sẽ suông sẻ hơn rất nhiều.
Trường hợp phụ huynh không nắm đúng lộ trình, đi sai hướng, tất nhiên con đường tập ăn dặm cho trẻ sắp tới sẽ gập ghềnh. Thậm chí còn để lại những hậu quả hết sức tiêu cực về sức khỏe và sự phát triển thể chất cho con em của mình.
Lộ trình ăn dặm cho con trẻ giống như việc phụ huynh đang đi trên một con đường. Đó là vấn đề khó hay dễ sẽ phụ thuộc kiến thức, sự tìm hiểu và con đường đi mà các phụ huynh sẽ áp dụng. Chính vì thế nên bài viết này sẽ chia sẻ và truyền đạt những kinh nghiệm từ chuyên gia trong việc tập và cho con trẻ ăn dặm đúng hướng, hiệu quả nhất.
2. Thời điểm ăn dặm cho con nên bắt đầu từ khi nào thích hợp?
Đây là một câu hỏi mà hầu hết các ông bố, bà mẹ nào cũng băn khoăn khi con bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm. Nó cũng đã trở thành vấn đề tranh luận thường gặp trong gia đình. Nhất là những gia đình sống chung nhiều thế hệ, có cả bố mẹ, ông bà.
Thật ra về góc độ chuyên môn, ăn dặm cho trẻ sẽ có từng giai đoạn, thời điểm khác nhau. Trên toàn cầu, vấn đề này cũng chưa được thống nhất hay quy định rõ ràng. Tùy thuộc vào điều kiện, môi trường và văn hóa mà trẻ ra đời mà các chuyên gia hay gia đình áp dụng thời gian ăn dặm thích. Nhưng cần lưu ý một điều, sự thống nhất về mặt dinh dưỡng vẫn quy định mốc thời gian để trẻ bắt đầu ăn dặm thích hợp mà các bậc cha mẹ nên nhớ.
Ở những tổ chức dinh dưỡng lớn, các chuyên gia đã đưa ra mốc thời gian khuyến cáo để trẻ bắt đầu có thể ăn dặm. Thời gian này phù hợp với thể trạng và chu kỳ phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Cụ thể từ 6 tháng tuổi sau sinh, trẻ nhỏ có thể ăn dặm với những dạng thức ăn phù hợp và tăng dần theo sự phát triển của cơ thể.
3. Vì sao trẻ nhỏ nên bắt đầu quá trình ăn dặm từ 6 tháng tuổi sau sinh?
Vậy lý do vì sao từ 6 tháng trẻ nhỏ có thể bắt đầu ăn dặm bên cạnh sữa mẹ hay sữa công thức? Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá hàng đầu đối với dinh dưỡng cho trẻ từ khi sinh ra đời. Việc tận dụng được 6 tháng sữa mẹ hoàn toàn sau sinh sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của trẻ ở hiện tại và lâu dài về sau.
Bên cạnh đó, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể tránh được những bệnh lý về sau. Cụ thể như bệnh lý về nhiễm trùng, tai mũi họng, viêm tai giữa,... Sau này, trẻ cũng ít thừa cân béo phì, hạn chế đái tháo đường,... Sức đề kháng của trẻ sẽ rất tốt, giúp nâng cao cơ thể và có được khả năng phát triển toàn diện hơn.
Chính vì thế nên Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo về mốc thời gian 6 tháng khi bắt đầu cho trẻ nhỏ tập ăn dặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp về điều kiện, cơ thể của mẹ mà không phải tất cả các trẻ nhỏ có bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời.
Trường hợp này sẽ như thế nào? Mẹ mất sữa, ít sữa hay điều kiện sinh sống ra sao cũng phải đảm bảo cho trẻ bú mẹ đủ 4 tháng sau sinh. Và việc ăn dặm sớm cho trẻ nhỏ cũng phải ít nhất là sau 12 tuần tuổi.
Theo nghiên cứu của khoa học, trước 12 tuần tuổi, hệ men tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa đủ để thực hiện chức năng của mình. Những men tiêu hóa chất béo, đạm, tinh bột,... cũng như thận chưa có đủ để thực hiện chức năng như người lớn.
Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, làm cho trẻ khi ăn vào sẽ dễ ói ra. Dần dần về sau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thụ và sức khỏe của trẻ.
4. Vậy trường hợp cho trẻ ăn dặm muộn, thời gian tối đa như thế nào?
Việc ăn dặm muộn ở trẻ nhỏ sẽ có nhiều lợi ích tốt hơn cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, thời gian ăn dặm muộn cũng được quy định rõ ràng, không phải để quá lâu mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Theo khuyến cáo khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới, việc cho trẻ ăn dặm muộn đến mức nào cũng không được vượt quá 26 tuần tuổi. Tức là từ 6 đến 6 tháng rưỡi trở đi, trẻ nhỏ phải được bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách ăn dặm.
Lý do vì sao có mức quy định thời gian như thế? Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ được bú sữa mẹ hoàn toàn. Thời điểm này, sẽ mẹ rất tốt vì dồi dào chất dinh dưỡng, an toàn, chất lượng và phù hợp khả năng hấp thu của trẻ.
Thế nhưng từ sau 6 tháng tuổi, trẻ rất cần nguồn năng lượng nhiều hơn cho cơ thể phát triển. Trẻ phải bắt đầu tập lật, tập bò, tập trường, ngồi, đứng, biết đi và giao tiếp với thế giới xung quanh. Chính vì thế nên nguồn năng lượng từ sữa mẹ trong lúc này sẽ không đủ cho trẻ.
Cân nặng và thể trạng của trẻ trong giai đoạn này phát triển vượt bậc. Thế nhưng các vi lượng trong sữa mẹ sẽ dần cạn kiệt, chất đạm, vitamin, sắt, canxi,... đều thấp hơn rất nhiều so với thời gian 6 tháng đầu.
Do đó, khoảng thời gian này, các mẹ cần bổ sung vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển bằng cách ăn dặm. Ngoài ra, các trẻ cũng có thể tiếp tục bú sữa mẹ bên cạnh việc ăn dặm. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm sữa công thức nếu lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng cho trẻ.
5. Những lưu ý đối với phụ huynh bắt đầu hành trình cho trẻ ăn dặm
Ở Việt Nam, nhiều gia đình dần nhận thức và biết rằng sữa mẹ thật sự tốt, cần thiết trong những tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gia đình cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ đến gần 8 tháng mới bắt đầu ăn dặm. Như vậy có thật sự ích lợi cho trẻ nhỏ không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, có một sai lầm mà hầu như gia đình có trẻ nhỏ nào cũng dễ mắc phải. Niềm tin vào sữa mẹ và việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là rất tốt. Điều này hoàn toàn đã được chứng minh bằng khoa học. Thế nhưng việc phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ quá lâu, cụ thể là hơn 6 tháng sau sinh là sai lầm.
Một số gia đình thậm chí còn cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ trong suốt cả 1 năm đầu đời mà không hề bổ sung thêm bất kỳ thức ăn dặm nào. Điều này vô tình gây ra những hậu quả không tốt. Trẻ sẽ thiếu dưỡng chất, thiếu nguồn năng lượng trong các quá trình phát triển thể chất, hoạt động trưởng thành và giao tiếp với thế giới xung quanh.
Bên cạnh đó, việc thiếu dưỡng chất khi không được ăn dặm đúng thời điểm còn dẫn đến tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, sức đề kháng,... Trẻ còn mắc nhiều bệnh ốm đau thường gặp. Nếu nguy hại hơn có thể làm gia tăng tình trạng tử vong đối với vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Ăn dặm đối với trẻ nhỏ là cả một hành trình thật sự rất đặc biệt. Chính vì thế nên các bậc phụ huynh phải thật sự lưu ý và kịp thời cho trẻ ăn dặm đúng thời gian, thời điểm phát triển của trẻ. Nếu ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ thiếu đi nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Nhưng nếu ăn dặm quá trễ, trẻ cũng không đủ các dưỡng chất bổ sung cho cơ thể phát triển khỏe mạnh nhất. Do đó, các bậc phụ huynh nên chọn lựa và tiến hành cho con trẻ ăn dặm với khoảng thời gian thích hợp nhất.
Sản Phẩm True Nutrition
Khuyến mãi mỗi ngày
Viết bình luận