Bệnh gout - nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh gout - nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trong cuộc sống, không ít người vẫn thường nghe nhắc đến gout, bệnh gout gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên không phải cũng hiểu rõ và biết được nguyên nhân của căn bệnh này từ đâu. Thêm vào đó việc thiếu thông tin cũng khiến cho nhiều người trở nên chủ quan và không mấy chủ động phòng ngừa. Chính vì thế nên những thông tin sau đây sẽ chia sẻ và giúp mọi người rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó có được những quan tâm, lưu ý và phòng tránh tốt nhất cho sức khỏe bản thân. 

 

1. Gout - căn bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống

Gout

Bệnh gout từ lâu đã được xem là căn bệnh khó chịu, luôn gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống con người. Chúng không chỉ để lại những cơn đau nhức khớp xương dai dẳng. Mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống mỗi người. 

Gout là một căn bệnh hầu như thường xảy ra với nhóm người ở tuổi trung niên. Trong đó, nam giới ở nhóm tuổi này có tỷ lệ mắc bệnh gout chiếm hàng đầu hiện nay. 

Với nhiều người, gout là căn bệnh “đeo bám” rất khó từ bỏ. Những khi thời tiết thay đổi hay một tác nhân nào khác, các cơn đau do gout lại phát sinh. Nhất là việc đau các khớp xương ở bàn chân, gót chân, bàn tay, ngón tay,...

Điều trị gout là cả một quá trình dài mà người bệnh phải thật sự kiên trì. Bởi gout không chỉ hết ngay khi điều trị, mà chúng có thể trở phát tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, người mắc căn bệnh này phải thật sự hiểu rõ về chúng, biết được những nguyên nhân phát sinh, từ đó phòng ngừa hiệu quả cho chính mình. 

2. Những nguyên nhân gây ra và triệu chứng thường gặp của bệnh gout là gì?

Gout được xem là bệnh gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Các phân tử axit uric này sẽ lắng tụ lại trong khớp xương và gây ra bệnh gout. 

Nam giới thường là đối tượng dễ mắc bệnh gout. Và nam giới độ tuổi trung niên được xem là đối tượng dễ đối mặt nhất với căn bệnh này. Đặc biệt nhất là đối với những người thường uống nhiều bia rượu, ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm. 

Bên cạnh đó, những người béo phì, thừa cân, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm cũng dễ mắc phải bệnh gout. Và một nhóm đối tượng bệnh nhân có yếu tố di truyền bẩm sinh là khiếm khuyết enzym phân giải đạm, làm cho lượng đạm và các chất trong cơ thể bị dư thừa gây ra bệnh. 

Thường có hai dạng gồm tăng nồng độ axit uric trong máu và mắc bệnh gout. Hàm lượng axit uric trên 7 mg/l máu được xem là dư thừa và làm cho chất này lắng đọng vào khớp xương gây đau, khó chịu. 

Gout

3. Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh gout

Trước hết, người bệnh nên ý thức và biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Vì điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng axit uric trong máu. Nó giúp cho người bệnh hạn chế tối đa việc cung cấp thực phẩm làm tăng nồng độ chất này trong máu. 

Những người hay uống rượu bia, ăn nhiều hải sản, thịt, nhất là các nam giới và những bạn trẻ cần lưu ý. Điều này sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm cho lượng axit uric tăng lên gấp đôi, không tốt cho cơ thể và người mắc bệnh gout. 

Những người thừa cân cũng cần chú ý kiểm soát thật tốt trọng lượng bản thân, giảm cân để có được cơ thể khỏe. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, hạn chế tối đa các thực phẩm làm tăng lượng axit uric trong máu. 

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần lưu ý có chế độ sống khỏe. Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao để duy trì sức khỏe, hạn chế mắc bệnh gout. 

 

4. Nên phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh gout

Việc để lâu ngày, không quan tâm đến sức khỏe sẽ khiến cho bệnh gout trở nặng hơn. Và việc điều trị lúc này cũng khó khăn và giảm hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó, khi có những dấu hiệu ban đầu làm cơ thể thay đổi, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế để được Bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời. 

Việc quan trọng nhất là khi axit uric lắng đọng vào trong khớp xương. Khi ấy, những viên cầu thận sẽ tạo thành sỏi, làm tắc nghẽn mạch máu. Thận trong cơ thể sẽ suy giảm chứng năng có khi dẫn đến tổn thương do làm việc quá mức. Nếu xảy ra trường hợp này, bệnh gout sẽ trở nặng hơn rất nhiều. Người mắc bệnh gout dần suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đi lại và chất lượng cuộc sống. 

Chính vì thế việc sớm phát hiện và điều trị được rất nhiều chuyên gia khuyến cáo với người có nguy cơ bệnh gout. Khi thấy các dấu hiệu sưng, đau, nhức các khớp ngón chân, ngón tay, gót chân,... mọi người đừng chủ quan hay lơ là. Điều trị càng sớm, bệnh gout sẽ càng giảm ảnh hưởng và hạn chế những tác hại mà nó gây ra cho sức khỏe. 

 

5. Một số quan tâm về gout mà mọi người đáng phải lưu ý

Gout

Khi mắc bệnh gout, các cơn đau sẽ thường xuyên tái phát, lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mọi người phải thật sự cẩn trọng và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân. 

Nếu những cơn đau đã qua đi, mọi người cũng không nên chủ quan. Phải thăm khám và nhờ sự tư vấn chính xác từ Bác sĩ. Bởi nếu không điều trị, lâu ngày bệnh gout sẽ nặng nề hơn và chúng còn gây tổn thưởng đến gân, khớp xương và các mô xung quanh nữa. 

Nên lưu ý uống nhiều để máu trong cơ thể được thanh lọc tốt hơn, hạn chế việc gây ra sỏi thận ảnh hưởng đến sức khỏe. Với nam giới, nên hạn chế tối đa bia rượu, ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn để duy trì sức khỏe tốt. Song song đó, hạn chế các tác hại khó chịu mà bệnh gout gây ra cho cơ thể con người. 

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, mọi người đã có thêm thông tin hữu ích cho bản thân mình gout - một căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng mà bệnh gout gây ra sẽ giúp mỗi người sớm phát hiện và biết cách hạn chế, phòng ngừa tốt nhất cho bản thân. Nhất là đối với nam giới - nhóm đối tượng dễ mắc căn bệnh này.