
Bệnh xương khớp trở nặng - những lưu ý và cách phòng ngừa
-
Người viết: Dược Sĩ Nguyễn Đức Toàn
/
1. Nguyên nhân khiến bệnh xương khớp trở nặng
Các bệnh lý về xương khớp thường diễn biến âm thầm và rất dễ bộc phát dữ dội khi trở nặng. Theo Bác sĩ chuyên môn, cứ 100 bệnh nhân xương khớp lại có đến 70 trường hợp diễn tiến nặng.
Diễn biến nặng có thể làm mất khả năng vận động của con người. Giới chuyên gia cũng khẳng định diễn biến nặng của bệnh xương khớp sẽ dẫn đến bán xương khớp. Nếu như không kiểm soát từ sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh xương khớp sẽ ngày càng tăng nặng và có thể nguy cơ tàn phế suốt đời.
Tại sao người mắc bệnh xương khớp thường để xảy ra diễn tiến bệnh trở nên nặng hơn? Và điều này thường rất gặp phải ở bệnh nhân mắc xương khớp? Do các triệu chứng của bệnh xương khớp biểu hiện khá giống với đau nhức bình thường. Chính vì thế nên nhiều người có ý nghĩ chủ quan và bỏ qua, không quan tâm là mấy. Đến khi đau nhức không chịu nổi mới đến bệnh viện khám thì bệnh đã trở nặng và trầm trọng hơn.
2. Ảnh hưởng xấu khi bệnh xương khớp trở nặng
Chính những chủ quan trên đã khiến cho bệnh xương khớp ở người bệnh rất dễ trở nên trầm trọng. Và việc điều trị dứt bệnh cũng khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng những trường hợp này lại rất thường diễn ra với hầu hết mọi người trong cuộc sống.
Trường hợp của anh Trần Văn Hóa (quận 2, TPHCM) cho biết: Anh đến bệnh viện khám trong tình trạng các ngón tay của bàn tay phải có biểu hiện công cứng, cử động rất khó khăn. Kết quả chụp X quang cho thấy, các sụn khớp, xương tay đã bị tổn thương nghiêm trọng. Chúng dẫn việc biến dạng ngón tay, không những gây đau nhức mà còn rất khó chịu khi cử động, sinh hoạt cá nhân.
Khi bị đau tay, anh Hóa cứ nghĩ chắc do mình làm việc nhiều ảnh hưởng nên chỉ uống thuốc giảm đau. Nhưng nào ngờ thăm khám ra mới biết là mình phải đối diện với nguy cơ bị tàn phế. Trường hợp như anh Hóa là một dạng trở nặng ảnh hướng rất xấu từ bệnh xương khớp. Nếu không điều trị kịp thời, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của anh.
3. Chia sẻ từ Bác sĩ chuyên môn về tình trạng bệnh xương khớp trở nặng
Phần đông mọi người tới bệnh viện thăm khám khi mà hiện tượng đau đã quá nặng, vượt qua khả năng chịu đựng của mình. Thậm chí có trường hợp bệnh đã trầm trọng, không thể điều trị được nữa.
Bác sĩ Hồ Hoàng Tuấn (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết: Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm. Nhưng khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp. Chúng sẽ làm hạn chế vận động, gây cứng khớp và tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh viêm khớp nặng dẫn đến những dị tật hoặc là những cái gai đốt sống. Nó khiến cho cuộc sống người bệnh khó khăn trong vận động. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhân.
Hiện có hơn 100 loại bệnh khác nhau ở con người liên quan đến vấn đề về xương khớp. Trong đó điển hình nhất là bệnh thoái hóa khớp, với đặc điểm bệnh diễn tiến âm thầm. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà chúng còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh xấu khác cho cơ thể.
4. Cần thăm khám bệnh xương khớp kịp thời, tránh trở nặng
Nếu như phát hiện sớm thì việc điều trị bệnh xương cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, trong khi càng phát hiện trễ thì việc điều trị sẽ càng khó khăn. Vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Không bỏ qua các dấu hiệu bệnh lý sớm như là đau nhức, chấn thương, hạn chế vận động,...
Mọi người phải đi khám sớm tại những địa chỉ uy tín với các chuyên gia xương khớp. Không nên tin vào những cách điều trị dân gian, không được kiểm chứng một cách khoa học để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, mọi người cần có ý thức trong việc phòng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên có ý thức bổ sung thêm các dưỡng chất và thực phẩm có lợi trong việc xây dựng, bảo vệ xương khớp.
5. Những lưu ý phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Trên thực tế, bệnh xương khớp không giới hạn tuổi tác và giới tính. Nhưng bệnh thường gặp nhất ở tuổi trung niên, thậm chí có thể xảy ra ở những người còn trẻ.
Do đó, để phòng ngừa thoái hóa khớp, mỗi người hãy duy trì thói quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng. Khi mà bước qua tuổi ba mươi, lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng như ngũ cốc, hải sản, sữa,... những thực phẩm này đều rất tốt cho xương khớp.
Bên cạnh đó, chế độ luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày cũng là cách cải thiện cho sức khỏe và xương khớp chắc khỏe hơn. Đồng thời, mỗi người cần sắp xếp công việc kết hợp nghỉ ngơi thật hợp lý để giữ cho xương khớp luôn ổn định.
6. Bệnh xương khớp gây thoát vị dĩa đệm ảnh hưởng cuộc sống
Cột sống là một cái cột được tạo ra bởi nhiều đốt sống, xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt sống và đĩa đệm chỉ đếm có hình cái dĩa trong ruột có chứa chất nhầy. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong này sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối thoát vị.
Khi khối thoát vị lòi ra và lâu dài tạo thành một xương thường gọi là gai cột sống. Còn việc thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng và lão hóa sụn khớp giữa hai đầu xương xung quanh khớp. Chúng là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để tránh tác động xấu, người bệnh nên thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bệnh. Bên cạnh đó để phòng ngừa, mỗi người nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Ngồi, đứng đúng tư thế khi làm việc, tránh làm việc quá sức, khiêng vác nặng nhọc. Đồng thời kết hợp các bài tập thể dục thể thao vừa sức để bảo vệ và giúp xương khớp khỏe hơn.
Có thể thấy, bệnh xương khớp trở nặng sẽ gây ra nhiều hệ lụy thật sự ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Chúng không chỉ mang đến những cơn đau nhức mà nguy hại hơn là có thể phá hủy và gây tàn phá cơ thể suốt đời. Do đó, mọi người nên thật sự lưu ý, cần thăm khám kịp thời và điều trị hiệu quả để giữ cho sức khỏe tốt nhất.
Sản Phẩm True Nutrition
Khuyến mãi mỗi ngày
Viết bình luận